Màn hình các trận ở World Cup 2022 thường hiện lên những thông số trận đấu lần đầu được FIFA đưa vào, để cải thiện trải nghiệm khán giả.
Chỉ số đầu tiên được FIFA giới thiệu về cơ bản không mới, đó là tỷ lệ giữ bóng (possession control). Nhưng điểm mới ở World Cup 2022 là FIFA bổ sung “trạng thái tranh chấp” (in contest) vào chỉ số này. Mỗi khi bóng sống, luôn có ba trạng thái có thể của bóng, đó là do một trong hai đội giữ hoặc không có đội nào giữ.
world cup Chẳng hạn trong hình minh họa trên, Brazil giữ bóng trong 57% thời lượng, Pháp giữ 39%, còn 4% còn lại do hai bên tranh chấp với nhau. Trạng thái tranh chấp được tính trong nhiều trường hợp, chẳng hạn như thủ môn Alisson phát bóng lên cho tiền đạo Richarlison tranh bóng bổng với trung vệ Raphael Varane. Thời điểm một trong hai cầu thủ này chạm bóng sẽ kết thúc trạng thái Brazil có bóng, và mở ra trạng thái tranh chấp. Trạng thái tranh chấp sẽ diễn ra cho đến khi một trong hai đội kiểm soát được bóng.
Bàn thắng kỳ vọng (expected goals hay xG) cũng không phải chỉ số quá mới, khi nó dùng để đo xác suất thành bàn của một pha dứt điểm, dựa trên mô hình thống kê của vô vàn pha dứt điểm và khả năng thành bàn của chúng. Xác suất này tính từ 0 đến 1. xG bằng 0 tức là cú sút ở hoàn cảnh như thế chưa bao giờ thành bàn. Còn xG bằng 1 tức là pha dứt điểm như thế luôn luôn thành bàn. Chẳng hạn lịch sử thống kê cho thấy cứ 10 quả phạt đền được thực hiện, sẽ có bảy bàn được ghi, vì thế xG của một cú sút phạt đền là 0,7.
Các yếu tố được tính đến ở mỗi pha dứt điểm là khoảng cách, góc độ, số cầu thủ đứng giữa bóng và cầu môn, áp lực lên người dứt điểm, bộ phận cơ thể dứt điểm và vị trí thủ môn.

Các giai đoạn chơi bóng (phases of play). Chỉ số này được chia làm hai trạng thái chính là khi đội có bóng (in possession) và khi không có bóng (out of possession). Mỗi trạng thái lại gồm nhiều giai đoạn nhỏ, chẳng hạn có bóng gồm triển khai bóng (build-up), kéo bóng (progression), bóng ở trong 1/3 sân cuối (final third) hay phản công (counter-attack). Không bóng gồm khối cao gây áp lực (high press), khối trung (mid block), khối thấp (low block) hay tranh bóng nhanh ngay khi mất (counter-press).
world cup Việc phân tích tỷ lệ của các giai đoạn chơi bóng cho thấy được lối chơi của từng đội, cũng như cục diện trận đấu. Chẳng hạn Australia dành nhiều thời gian giữ bóng ở 1/3 sân cuối hơn, đồng nghĩa Đan Mạch giữ đội hình ở khối thấp lâu hơn. Nói cách khác, Australia chơi lấn sân hơn còn Đan Mạch phải lùi sâu phòng thủ hơn.
Triển khai bóng lại gồm hai giai đoạn nhỏ, là triển khai bị chống đối (opposed) và không chống đối (unopposed). Điểm khác biệt ở hai giai đoạn này là hành động của đối thủ, rằng liệu họ có dâng khối cao để tranh bóng không. Đội bóng triển khai bị chống đối nhiều chứng tỏ đối thủ cũng thường dâng cao gây áp lực.
world cup Các khối đội hình thường được chia làm ba phần của sân theo chiều dài. Đội dùng khối cao sẽ tranh bóng ngay từ 1/3 sân cuối, khối trung sẽ bắt đầu tranh bóng từ 1/3 sân giữa, còn khối thấp sẽ chỉ bắt đầu tranh bóng từ 1/3 sân đầu. Nếu coi sân bóng chuẩn dài 105 m, 1/3 sân cuối là khoảng sân từ biên ngang bên đối thủ đến 35 m đầu tiên.
Nhận bóng ở 1/3 sân cuối (final third entries) là chỉ số đánh giá cách thức tấn công của một đội bóng, dựa trên số lần và vị trí cầu thủ nhận bóng ở 1/3 sân cuối. Ở khu vực này, FIFA chia làm năm khối nhỏ theo chiều ngang, gồm biên trái (left channel), biên trong trái (left inside channel), trung lộ (central channel), biên trong phải (right inside channel) và biên phải (right channel).
world cup Chẳng hạn, ảnh minh họa trên cho thấy Pháp chủ yếu tấn công biên phải với chín lần nhận bóng ở khu vực này, và tám lần tấn công vào trung lộ. Còn Đức cũng chủ yếu tấn công bên phải, nhưng không đánh được vào trung lộ đối thủ